Máy quét mã vạch còn gọi là thiết bị mã vạch, máy scan mã vạch, máy scan QR, máy barcode scanner…
Máy quét mã vạch là thiết bị được sử dụng rất rộng rãi trong xuất, kinh doanh, dịch vụ. Bởi nhờ công nghệ mã hóa bằng mã số mã vạch việc quản lý kho và hoạt động mua bán. Trở nên nhanh chóng, chính xác, không bị nhầm lẫn nâng cao hiệu quả công việc và lợi nhuận kinh doanh cho công ty.
Sự khác nhau về công nghệ, kiểu thiết kế đáp ứng hầu hết các yêu cầu quét mã vạch các loại hàng hóa nhiều kích cỡ khác nhau.
NÊN DÙNG MÁY QUÉT/ SCAN LOẠI NÀO CHO SHOP MỸ PHẨM, THƯ VIỆN, SIÊU THỊ, NHÀ HÀNG, SHOP QUẦN ÁO, THỜI TRANG?
Dùng phổ biến nhất là các dòng barcode scanner Laser, CCD(1D), CMOS (quét ảnh mã QR, 2D).
Ưu điểm:
- Công nghệLaser là quét tốc độ rất nhanh chi phí thấp, chính xác. Loại này dùng khá phổ biến ở Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Công nghệ CMOS là công nghệ quét mã vạch qua hình ảnh chụp được (Camera based reader). Ưu điểm công nghệ là tốc độ nhanh, chính xác, chi phí rẻ hơn CCD. CMOS được dùng chủ yếu để quét mã vạch 2D, mã QR.
- Công nghệ CCD dùng cảm biến ánh sáng khá an toàn, tốc độ ổn định nhưng chi phí cao hơn dòng laser. Công nghệ CCD dùng phổ biến ở châu Âu, Nga, Mỹ… trong các lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe con người vì độ an toàn.
Mã vạch 1D | Mã vạch 2D, QR | |
Laser | -Chi phí rẻ
-Đa phần chỉ quét được 1 góc độ cố định, bề mặt cong, có loại đa tia nhưng quét nhiều góc nhưng chi phí đắt đỏ -Khó quét được mã vạch có kích thước nhỏ -Tia sáng laser dài và hẹp, quét phải cắt ngang mã vạch -Thường quét các loại mã vạch 1D -Tốc độ rất nhanh, chỉ quét được khoản cách gần -Hay sử dụng cho shop mỹ phẩm, thời trang, nhà hàng, khách sạn, thư viện |
Không quét được mã QR barcode |
CCD | -Chi phí ngày càng rẻ
-Quét được nhiều góc độ, các loại bề mặt gồ ghề -Tốc độ quét ổn định, nhanh, chính xác -Quét được loại mã vạch nhỏ đến 0.1mm (3-4mil) -Khả năng quét xa đến 15m -An toàn với sức khỏe con người -Thường dùng trong y tế, chăm sóc sức khỏe, quản lý hồ sơ bệnh nhân hoặc dùng trong các lĩnh vực khác |
Không quét được mã 2D, QR |
CMOS | -Quét được mã vạch 1D
-Được dùng phổ biến trong tất cả lĩnh vực |
-Chi phí rẻ hơn CCD
-Thường dùng để quét mã vạch 2D, QR, độc tốt với kích thước nhỏ -Tốc độ nhanh, chính xác -Quét được nhiều góc độ, bề mặt sản phẩm, ở khoảng cách xa -Được dùng phổ biến trong tất cả lĩnh vực |
ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH LINH HOẠT
Thông thường máy quét có 2 loại không dây và có dây.
- Với loại không dây:
Thường không có chân đế – máy quét mã vạch không dây cho phép khoảng cách đọc xa nhất trong môi trường lý tưởng (không vật cản – không khí không nhiễm bẩn, bụi bặm) là 100m. Tuy nhiên, trong môi trường thực tế với vật cản thường thì khoảng cách này chỉ còn 30m-50m.
Thường được ứng dụng trong kiểm tra mã vạch tại kho với các hàng hóa cồng kềnh, to, nặng. Hoặc một số ít ứng dụng trong phân phối đá granite, hàng gốm sứ…
-
Với loại có dây
Có chân đế. Ở các môi trường thường được dùng như trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà sách… Với mục đích quét chủ yếu để check thông tin hàng hóa, tính tiền sản phẩm.Chỉ cần cắm dây kết nối với máy tính và quét, không cần cài đặt thêm phần mềm hay driver gì cả. Các sản phẩm thường nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển để quét mã vậy nên lựa chọn loại mã vạch cố định hoặc có dây là hợp lý hơn cả.
THÔNG TIN THÊM VỀ 1 SỐ CÔNG NGHỆ MÁY QUÉT MÃ VẠCH
1.Laser Scanner
Hầu hết các dòng máy quét mã vạch sử dụng công nghệ Laser. Ưu điểm của loại này là tốc độ nhanh, chi phí rẻ hơn so với dòng CCD hay cảm biến CMOS. Laser Scanner sử dụng một chùm tia hoặc đơn tia laser, với cường độ tia sáng lớn. Máy quét sử dụng một bộ phận diode ghi lại phần ánh sáng phản xạ lại. Tốc độ quét cực nhanh từ 100 scan/s đến 3600scan/s.
2.CCD Reader
Máy quét mã vạch CCD sử dụng hàng trăm cảm biến ánh sáng nhỏ xíu đặt trong sensor. Mỗi cảm biến sẽ đo cường độ ánh sáng từng phần và chuyển thành tín hiệu điện. Với sự tiến bộ về công nghệ, các máy quét tia CCD hiện có tốc độ quét ổn định, nhanh, đạt hiệu suất công việc cao. Có thể đọc tốt các mã vạch nằm trên các mặt cong, như chai nước. Khoảng cách đọc tốt nhất của máy quét loại này là từ 3,5 mm đến 40mm tùy độ phân giải của mã vạch được in ra.
3. Camera-bases reader
Máy quét video này sử dụng hình ảnh hai chiều, sử dụng máy ảnh và các công nghệ xử lý hình ảnh để đọc mã vạch.
4.Video Camera reader
Đầu đọc máy quay video sử dụng các máy quay video nhỏ với công nghệ giống như trong một đầu đọc mã vạch CCD. Ngoại trừ việc có một dãy các cảm biến, một máy quay video có hàng trăm hàng cảm biến máy quay được bố trí trong một mảng hai chiều để chúng có thể tạo ra một tấm ảnh.
5. Larg Field-of-View reader
Loại máy quét ma vạch này thường sử dụng các máy ảnh công nghiệp có độ phân giải cao để chụp nhiều mã vạch cùng một lúc. Tất cả mã vạch xuất hiện trong bức ảnh đều được giải mã ngay lập tức (bằng sáng chế ImageID và các công cụ tạo mã) hoặc bằng cách sử dụng các plugin (ví dụ: như Barcodepedia đã sử dụng một ứng dụng flash và một số webcam để truy vấn cơ sở dữ liệu).
6. OmniDirectional Reader
Máy quét đa hướng sử dụng “hàng loạt các đường quét thẳng hoặc cong có các hướng khác nhau dưới dạng sao chổi. Không giống như các máy quét laser đơn dòng đơn giản, chúng tạo ra một mẫu theo các hướng khác nhau cho phép họ đọc mã vạch ở các góc độ khác nhau.
Máy quét đa hướng là quen thuộc nhất thông qua các máy quét ngang trong các siêu thị, nơi các gói được trượt trên một kính hoặc cửa sổ sapphire. Có một loạt tia laser đa hướng khác nhau có thể được sử dụng cho các ứng dụng quét khác nhau, từ các ứng dụng loại bán lẻ có mã vạch đọc chỉ cách vài cm đến máy quét công nghiệp cách xa hai mét hoặc hơn. Máy quét đa hướng cũng tốt hơn trong việc đọc các mã vạch bị nhăn nheo, nhăn hoặc thậm chí bị rách nát..