Công nghệ nhận diện và xác thực vân tay

Trên máy chấm công xác thực vân tay

Công nghệ bảo mật bằng vân tay đã và đang thống lĩnh trên thị trường công nghệ. Các dòng máy chấm công đa số được tích hợp công nghệ này trên thiết bị. Trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về công nghệ xác thực này.

Xác thực vân tay là sử dụng cảm biến vân tay để nhận dạng và xác định đối tượng. Các máy chấm công nhất là các máy chấm công xác thực bằng vân tay cũng vậy, nó sử dụng cảm biến vân tay này để nhận dạng và xác định các nhân viên đã đăng ký từ trước.

Cảm biến vân tay này là hệ thống chụp và lưu lại bản in vân tay nhanh chóng. Hệ thống này sẽ được đặt dưới 1 khung quét. Trong máy chấm công nó sẽ là cụm cảm biến vân tay. Người dùng đặt tay lên cụm cảm biến này, cảm biến sẽ chụp lại hình ảnh. Các phần mềm sẽ phân tích hình ảnh này theo các vị trí lồi hoặc lõm trên đầu ngón tay. Dữ liệu này được so sánh với dữ liệu vân tay người dùng được lưu trước đó. Để nhận diện chính xác người dùng.

Công nghệ xác thực trên máy chấm công hiện nay có 3 loại chính:

  • Công nghệ cảm biến vân tay điện dung.
  • Công nghệ cảm biến vân tay quang học.
  • Công nghệ cảm biến vân tay siêu âm.

Công nghệ cảm biến vân tay quang học:

Công nghệ nhận dạng này có cơ chế giống như 1 chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Nó chụp hình ảnh vân tay và đối chiếu với mẫu dấu vân tay đã được lưu trữ trước đó.

Đây là công nghệ xác thực đầu tiên được áp dụng phổ biến trên các máy chấm công vân tay. Do mức độ bảo mật tương đối và giá thành để tích hợp vào thiết bị tương đối rẻ.

Công nghệ cảm biến vân tay điện dung:

Sử dụng dòng điện để tạo ra chính hình ảnh vân tay. Một cảm biến điện dung sẽ có chip cảm biến bên trong. Với vô số các điểm kết nối nhỏ li ti trên bề mặt như 1 màn hình cảm ứng. Từ những điểm nhỏ li ti này xác định được các đường rãnh trên vân tay của bạn. Và tổng hợp lại thành hình ảnh vân tay. Tương tự như hình ảnh máy quét quang học thu được. Sau khi quét vân tay xong. Nếu bộ xử lý hình ảnh cảm thấy hình ảnh thu được đã đủ độ sáng và độ sắc nét, nó sẽ tiếp tục so sánh hình ảnh đó với vân tay trong hồ sơ. Cuối cùng quyết định đó có phải là vân tay của 1 người hay không.

Công nghệ này có ưu điểm là có khả năng bảo mật cao hơn do có thể phát hiện ra các dấu vân tay giả làm bằng giấy hoặc cao su. Tuy nhiên, giá thành khá cao nên công nghệ này chỉ không phổ biến ở Việt Nam.

Công nghệ cảm biến vân tay siêu âm:

Đây là công nghệ cảm biến mới nhất mới được hãng Qualcomm giới thiệu với tên gọi là senser ID tại sự kiện CIS tháng 01/2016. Công nghệ quét này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra thông tin hình ảnh 3 chiều về cảm biến vân tay của người dùng. Cấu tạo thiết bị bao gồm bộ phát và thu sóng siêu âm. Khi người dùng đặt ngón tay lên cảm biến, chúng sẽ được quét toàn diện bằng việc đo sóng phản xạ lại. Hệ thống có thể nhận biết được các đặc tính cực kỳ chi tiết trên từng đầu ngón tay. Nhờ cảm biến thông minh, thiết bị dễ dàng tái tạo lại phiên bản 3D đầy trung thực từ độ nông độ sâu to nhỏ của vân tay.

Với lợi thế sóng siêu âm có thể xuyên qua nhiều vật liệu cứng khác nhau. Nên nhà sản xuất có thể đặt hoàn toàn cảm biến dưới bề mặt hay bất kỳ vị trí nào của thiết bị. Một lợi thế khác của vân tay siêu âm là việc dựng được hình ảnh 3D của vân tay, nó hoàn toàn có thể hoạt động tốt ngay cả khi tay đang bị bẩn hoặc dính mồ hôi.

Nhưng do công nghệ mới và vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên chưa có 1 thiết bị chấm công nào được tích hợp, có thể trong tương lại không xa khi mà công nghệ này phổ biến hơn, nó sẽ thay thế cho các công nghệ khác.

Giải pháp máy chấm công vân tay cho đến thời điểm này là 1 công nghệ xác thực phổ biến nhất trên thế giới.

Ps: internet

Trả lời

Gọi
Chỉ đường